Seminar khoa học ngày 25-10-2022

Thứ Hai, 24/10/2022

Vào lúc 14h, thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2022, Viện nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng sẽ tổ chức seminar khoa học, người trình bày: PGS. TS. Vũ Thị Bích. Bài báo cáo với tiêu đề "Giới thiệu hệ thu ảnh thời gian sống huỳnh quang (Fluorescence Lifetime Imaging (FLIM) tại Khoa Vật lý- Học viện KHCN và khả năng ứng dụng.".

Tóm tắt báo cáo: "Khi nghiên cứu các đối tượng không chỉ ảnh quang học hay ảnh huỳnh quang thông thường mà còn là mà còn là phổ, đáp ứng thời gian, ảnh thời gian. Nếu như ảnh quang học cho phép xác định hình thái, cấu trúc đối tượng nghiên cứu; ảnh phổ cho phép xác định tính chất vật lý, tính chất quang học thì thời gian sống huỳnh quang cho phép ta xác định tính chất động học của đối tượng. Tại một vị trí quan sát của mẫu cùng xác định được ảnh quang học, phổ phát xạ, thời gian sống huỳnh quang sẽ mang lại nhiều thông tin chính xác về mẫu nghiên cứu. Đây chính là mục đích của phương pháp thu nhận và xử lý ảnh thời gian sống huỳnh quang (Fluorescence-Lifetime Imaging Microscopy - FLIM).

Nhằm phát huy tối đa các công cụ nghiên cứu mạnh trong nghiên cứu vật lý hiện đại đặc biệt là các đối tượng vật liệu nano và vật liệu trong y-sinh học, trong đó có hệ thu ảnh thời gian sống huỳnh quang FastFlim đang được đặt tại Khoa Vật lý-Học viện KHCN, việc giới thiệu về hệ thu ảnh này cho các nhóm nghiên cứu là cần thiết.

(Thu ảnh thời gian sống huỳnh quang (FLIM) là kỹ thuật thu ảnh dựa trên sự khác biệt về tốc độ phân rã trạng thái kích thích của mẫu. Bởi vậy, FLIM là một kỹ thuật thu ảnh huỳnh quang có độ tương phản dựa trên thời gian sống của các fluorophore đơn lẻ hơn là dựa vào tín hiệu phổ phát xạ.

Thời gian sống huỳnh quang được xác định là thời gian trung bình mà một phân tử tồn tại trong trạng thái kích thích trước khi trở lại trạng thái cơ bản. Vì thời gian sống huỳnh quang không phụ thuộc vào nồng độ, độ hấp thụ của mẫu, bề dày mẫu, cường độ kích thích và/hoặc tẩy mầu bằng ánh sáng, do đó FLIM là phương pháp hiệu quả hơn các phương pháp dựa vào cường độ. Đồng thời, thời gian sống huỳnh quang phụ thuộc vào các điều kiện môi trường như độ pH, ion hoặc nồng độ ô-xy, liên kết phân tử hoặc trạng thái của phân tử nhận năng lượng nên đã tạo ra một phương pháp thu ảnh chức năng đa dạng có thể ứng dụng trong nghiên cứu khoa học sự sống, vật liệu…)"

Trân trọng kính mời các nhà khoa học quan tâm tham gia buổi seminar.
Viện trưởng ITAR.
PGS. TS. Vũ Thị Kim Liên.